Lịch sử Armenia

Bài chi tiết: Lịch sử Armenia
Vương quốc Armenia đạt đến tột đỉnh vinh quang của nó vào thời điểm Tigranes Đại đế cai trị.

Ngay từ thời tiền sử tại Armenia đã có người sinh sống, và nơi đây thậm chí có thuyết cho rằng đây chính là vườn Địa đàng trong Kinh thánh. Cho tới tận thế kỷ thứ nhất, Armenia là một đế quốc với nền văn hóa phong phú, dưới thời vua Tigranes Đại đế, trải rộng từ bờ biển Đen tới biển Caspibiển Địa Trung Hải.

Vị trí chiến lược của Armenia giữa hai lục địa khiến cho nó trở thành mục tiêu cho các cuộc xâm lược của rất nhiều dân tộc, bao gồm người Assyria, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Byzantine, Ả Rập, Thổ Nhĩ KỳMông Cổ.

Xác của các nạn nhân trong cuộc đại diệt chủng người Armenia

Năm 301 sau Công Nguyên, Armenia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới nhận Kitô giáo làm quốc đạo, mười năm trước khi Đế quốc La Mã, dưới quyền Hoàng đế Galerius chính thức chấp nhận khoan dung Kitô giáo, và ba mươi sáu năm trước khi Hoàng đế Constantinus được rửa tội. Trước Kitô giáo, ở đây đã tồn tại nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau, nhưng một làn sóng các nhà truyền giáo đã tới đây và cải đạo cho họ.

Sau khi bị thống trị bởi nhiều triều đại khác nhau, bao gồm Parthia, La Mã, Byzantine, Ả rập, Mông CổIran, Armenia dần bị suy yếu. Tới những năm 1500, Đế quốc OttomanSafavid Ba tư chia nhau Armenia. Về sau, lãnh thổ Đông Armenia (bao gồm các tiểu vương quốc Erivan và Karabakh) khi đó thuộc Ba tư, bị sáp nhập vào Đế quốc Nga trong những năm 18131828.

Dưới thời cai trị Ottoman, người Armenia và người Thổ Nhĩ Kỳ đa số sống với nhau khá hòa thuận. Tuy nhiên, khi Đế chế Ottoman bắt đầu sụp đổ và Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, một phần lớn người Armenia sống tại Anatolia đã thiệt mạng vì kết quả của cái được gọi là cuộc Diệt chủng Armenia. Những sự kiện từ năm 1915 tới năm 1918 được người Armenia và đại đa số các nhà sử học phương Tây coi là những vụ thảm sát hàng loạt được nhà nước hậu thuẫn. Tuy nhiên, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ quan điểm rằng số người chết do nguyên nhân một cuộc nội chiến cộng với dịch bệnh và nạn đói, gây thiệt hại nhân mạng cả hai bên. Đa phần những ước tính về số người Armenia thiệt mạng thay đổi trong khoảng từ 650.000 tới 1.500.000, và những sự kiện đó thường được tưởng niệm hàng năm vào ngày 24 tháng 4, ngày tử vì đạo của những người Armenia theo Kitô giáo.

Armenia và cộng đồng Do Thái Armenia đã từng vận động sự công nhận chính thức những sự kiện trên là vụ diệt chủng từ hơn 30 năm nay. Tuy có nhiều nước dưới sức ép của Thổ Nhĩ Kỳ không chính thức coi những cuộc thảm sát người Armenia là diệt chủng, nhiều nước đã thông qua luật chính thức công nhận thực tế cuộc diệt chủng: Pháp, Nga, Canada, Italia, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ, Hy Lạp, Síp, Slovakia, Uruguay, Argentina, Ba Lan, Liban, Cộng đồng châu Âu, nhiều bang tại Hoa Kỳ. Hạ viện Hoa Kỳ hầu như đã thông qua một luật tương tự vào cuối thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Clinton, nhưng người phát ngôn Hastert đã rút lịch bỏ phiếu khỏi lịch trình ở phút cuối cùng. Nguồn tin năm 2006 từ các cơ quan báo chí đáng tin cậy cho thấy Hastert đã nhận được những lời phàn nàn từ phía chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đòi dừng cuộc thảo luận về vấn đề diệt chủng người Armenia.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Cộng hòa Dân chủ Armenia được thành lập, gồm vùng Tây Armenia thuộc quyền cai trị của Ottoman trước kia và vùng Đông Armenia thuộc quản lý của Nga. Đồng Minh và Liên minh các Cường quốc cùng Đế chế Ottoman đã ký Hiệp ước Sèvres tại Sevres ngày 10 tháng 8 năm 1920, hứa hẹn duy trì sự tồn tại của nhà nước dưới sự bảo hộ của Hội quốc liên. Tuy nhiên, hiệp ước này đã bị Phong trào Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ phản đối và không bao giờ được thi hành. Phong trào này, dưới sự lãnh đạo của Kemal Atatürk, đã dùng hiệp ước làm cơ hội tự tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ, thay thế nền quân chủ tại Istanbul bằng một nền cộng hòa tại Ankara.

Năm 1920, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ lao vào cuộc Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Armenia, một cuộc xung đột bạo lực chấm dứt với Hiệp ước Alexandropol theo đó người Armenia đầu hàng và giao nộp phần lớn vũ khí cũng như đất đai của mình cho người Thổ. Năm 1922, phần lãnh thổ Armenia còn lại bị Hồng Quân xâm chiếm, và nước này được gộp vào trong Liên bang Xô viết như một phần của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz (TSFR) có thời gian tồn tại ngắn ngủi cùng GruziaAzerbaijan. Hiệp ước Alexandropol sau đó đã được thay thế bằng Hiệp ước Kars, giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên bang Xô viết. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ nhường tỉnh Ajaria cho Liên bang Xô viết để đổi lấy chủ quyền với các vùng lãnh thổ Kars, Ardahan, và Iğdır. Vì người Armenia không có tiếng nói trong hiệp ước này, tới ngày nay, Armenia, không công nhận hiệp ước và vẫn giữ tuyên bố chủ quyền với các tỉnh đó.

Những người lính Armenia trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh

TSFR tồn tại từ năm 1922 tới năm 1936, khi nó bị chia thành ba thực thể riêng biệt (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Armenia, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Azerbaijan, và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Gruzia). Người Armenia đã có được một giai đoạn khá ổn định dưới thời Xô viết. Họ nhận được thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác từ Moskva, và thời gian cầm quyền của những người cộng sản đã trở thành thời kỳ yên ổn, dễ chịu trái ngược hoàn toàn với tình trạng hỗn loạn những năm cuối thời kỳ Đế chế Ottoman. Tình hình chỉ không dễ chịu với nhà thờ, vốn phản đối quyền cai trị Xô viết. Sau cái chết của Vladimir Lenin, Joseph Stalin nắm quyền và bắt đầu một giai đoạn khủng bố và sợ hãi khác với người Armenia. Như trường hợp nhiều sắc tộc thiểu số khác sống trong Liên bang Xô viết trong thời kỳ Đại thanh trừng của Stalin, hàng triệu người Armenia vô tội đã bị hành quyết và trục xuất. Sự sợ hãi càng gia tăng khi Stalin chết năm 1953Nikita Khruschev nổi lên trở thành lãnh đạo mới của đất nước.

Trong thời kỳ Gorbachev ở thập niên 1980, căng thẳng gia tăng giữa Armenia và Azerbaijan về vùng Nagorno-Karabakh. Cùng trong thập kỷ này, nước Armenia Xô viết phải chịu một trận động đất kinh hoàng tại thành phố Spitak, năm 1988. Năm 1991, Liên bang Xô viết tan vỡ và Armenia tái lập quyền độc lập. Armenia và Azerbaijan tiếp tục cuộc tranh cãi, dẫn tới chiến tranh Nagorno-Karabakh. Dù có một cuộc ngừng bắn từ năm 1994, Armenia vẫn chưa giải quyết được cuộc xung đột với Azerbaijan về Nagorno-Karabakh. Nền kinh tế của cả hai quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Dù vậy, Armenia vẫn là quốc gia có nền kinh tế tự do đứng thứ 27 trên thế giới . Năm 1995, Hiến pháp mới được phê chuẩn thông qua cuộc trưng cầu ý dân, củng cố thêm quyền lực của Tổng thống.